
17Th10
CẢI CHÍNH NĂM SINH CỦA CHA, MẸ TRÊN GIẤY KHAI SINH CỦA CON
Do một số lý do chủ quan hay khách quan sai sót khi đăng ký khai sinh cho con dẫn đến nhầm lẫn năm sinh của cha, mẹ trong giấy khai sinh của con, gây ra tình trạng giấy tờ không đồng nhất về thông tin làm khó khăn cho công việc sau này. Do vậy, các chủ thể liên quan có thể làm hồ sơ để cải chính năm sinh của cha, mẹ trên giấy khai sinh của con để hoàn thiện hồ sơ thống nhất.
1.Giấy khai sinh là gì?
Khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014 (LHT 2014) quy định:
“Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này.”
Theo đó, giấy khai sinh là văn bản được cơ quan có thẩm quyền cấp, trong đó ghi nhận những nội dung quan trọng sau:
– Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;
– Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;
– Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
2. Gía trị pháp lý của giấy khai sinh
Căn cứ Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về giá trị pháp lý của Giấy khai sinh như sau:
“Điều 6. Giá trị pháp lý của Giấy khai sinh
1. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.
2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
3. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.”
Theo đó, giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân nên khi thông tin trên giấy khai sinh và các giấy tờ khác sai cần thực hiện sửa đổi thông tin trên Giấy khai sinh trước.
Việc sai tên trên giấy khai sinh nếu xác định do sai sót khi đăng ký hộ tịch; sai sót của người đi đăng ký hộ tịch hoặc sai sót của cơ quan đăng ký hộ tịch thì sẽ tiến hành cải chính hộ tịch.
3. Thủ tục cải chính giấy khai sinh
Trên giấy khai sinh thông thường sẽ có đủ thông tin của cha lẫn mẹ, bao gồm họ tên, năm sinh, dân tộc, quốc tịch và quê quán. Việc nhầm lẫn năm sinh của cha mẹ trên giấy khai sinh có thể gây khó khăn trong công việc sau này bởi thông tin không đồng nhất, có thể yêu cầu các thủ tục xác minh nếu có. Do vậy, cá nhân có thể tự mình hoặc ủy quyền cho bên thứ 3 thực hiện việc cải chính năm sinh của cha, mẹ trên giấy khai sinh.
Tuy nhiên, việc cải chính hộ tịch cũng cần phải có những điều kiện nhất định, mà theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định như thì việc cải chính hộ tịch chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Về thẩm quyền cải chính hộ tịch, Luật Hộ tịch quy định ở điều 27, cụ thể:
“Điều 27. Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.”
Điểm b Khoản 2 Điều 7 Luật Hộ tịch quy định về thẩm quyền của UBND cấp huyện về đăng ký hộ tịch
“Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc;”
Do vậy, căn cứ vào trình trạng của người có yêu cầu cải chính mà xem xét UBND cấp xã hay UBND cấp huyện có thẩm quyền cải chính khai sinh để tiến hành nộp hồ sơ.
Về cách thức đăng kí cải chính khai sinh, chủ thể có quyền tự mình hoặc ủy quyền cho bên thứ 3 thực hiện các thủ tục cải chính thông qua hình thức trực tiếp (tới nơi UBND có thẩm quyền) hoặc hình thức trực tuyến (thông qua dịch vụ công trực tuyến quốc gia) để đăng kí.
Về thủ tục cải chính thông tin cha, mẹ trên giấy khai sinh của con được quy định tại Điều 28 Luật Hộ tịch 2014.
Hồ sơ cần chuẩn bị cho cải chính khai sinh:
– Biểu mẫu điện tử tương tác thực hiện đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc (do người yêu cầu cung cấp thông tin theo hướng dẫn trên Cổng dịch vụ công, nếu người có yêu cầu lựa chọn nộp hồ sơ theo hình thức trực tuyến);
– Giấy tờ chứng minh nơi cư trú. Trường hợp các thông tin về giấy tờ chứng minh nơi cư trú đã có trong CSDLQGVDC, được điền tự động thì không phải xuất trình (theo hình thức trực tiếp) hoặc tải lên (theo hình thức trực tuyến);
– Tờ khai đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc theo mẫu (nếu người có yêu cầu lựa chọn nộp hồ sơ theo hình thức trực tiếp);
– Giấy tờ liên quan đến việc thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc;
– Hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc. Trường hợp các thông tin cá nhân trong các giấy tờ này đã có trong CSDLQGVDC, CSDLHTĐT, được hệ thống điền tự động thì không phải xuất trình (theo hình thức trực tiếp) hoặc tải lên (theo hình thức trực tuyến)
– Văn bản ủy quyền (được chứng thực) theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực.
– Bản sao toàn bộ giấy tờ của người yêu cầu hoặc hồ sơ, giấy tờ, tài liệu khác trong đó có thông tin liên quan đến nội dung khai sinh, gồm: Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu; Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, giấy tờ chứng minh về nơi cư trú; Bằng tốt nghiệp, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ, Học bạ, hồ sơ học tập do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận; Giấy tờ khác có thông tin về họ, tên, ngày, tháng, năm sinh của cá nhân
– Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp còn giá trị sử dụng, xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó.
– Hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác.
– Người yêu cầu cải chính hộ tịch tự mình hoặc ủy quyền cho bên thứ 3 nộp tờ khai và hồ sơ theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ nếu thấy việc cải chính hộ tịch là có cơ sở, thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài không quá 03 ngày làm việc.
4. THỦ TỤC CẢI CHÍNH NĂM SINH CỦA CHA, MẸ TRÊN GIẤY KHAI SINH CỦA CONCỦA LUẬT HUY HOÀNG
Luật Huy Hoàng cung cấp các dịch vụ:
– Tư vấn chi tiết thủ tục cải chính, xem xét hồ sơ và đưa ra đề xuất và kiến nghị về phương thức giải quyết;
– Hướng dẫn, cùng khách hàng chuẩn bị và nộp hồ sơ;
– Nộp và lấy kết quả cho hồ sơ;
– Cùng khách hàng thực hiện các thủ tục, giải quyết các tình huống phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án. Đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước khi có yêu cầu.
Trên đây là bài viết về Cải chính năm sinh của cha, mẹ trên giấy khai sinh của con, hy vọng rằng bài viết này sẽ mang đến những nội dung thật sự bổ ích đến khách hàng khi chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục trên thực tế. Nếu cần chúng tôi hỗ trợ dịch vụ hãy liên hệ ngay với Luật Huy Hoàng theo thông tin dưới đây.