16Th5
Tư vấn thủ tục xin giấy phép phòng khám ngoài giờ nhanh
Thời gian qua Luật Huy Hoàng nhận được câu hỏi của khách hàng hiện đang bác sỹ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh H, có hỏi: tôi hiện đang là bác sỹ tại Bệnh viện, vậy tôi có được mở phòng khám tư nhân do tôi đứng tên không? Trong bài viết này Luật Huy Hoàng sẽ tư vấn cụ thể.
Câu trả lời là có, bác sỹ hiện đang làm việc ở Bệnh viện vẫn có thể mở được phòng khám tư nhân ngoài giờ do mình đứng tên, cụ thể như sau:
1. Thủ tục cần làm để mở phòng khám
Thành lập hộ kinh doanh do bác sỹ đứng tên chủ hộ (tham khảo thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại bài viết sau)
Xin Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại Sở Y tế cấp tỉnh
2. Cơ sở pháp lý
Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009
Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế
Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
thông tư số 41/2015/TT-BYT ngày 16/11/2015 của Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Thông tư số 41/2017/TT-BYT ngày 09/11/2017 của Bộ Y tế bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban hành.
3. Điều kiện xin giấy phép phòng khám ngoài giờ
1. Cơ sở vật chất:
a) Có địa điểm cố định;
b) Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;
c) Phải bố trí khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt trùng lại hoặc có hợp đồng với cơ sở y tế khác để tiệt trùng dụng cụ.
d) Trường hợp thực hiện thủ thuật, bao gồm cả kỹ thuật cấy ghép răng (implant), châm cứu, xoa bóp day ấn huyệt thì phải có phòng hoặc khu vực riêng dành cho việc thực hiện thủ thuật. Phòng hoặc khu vực thực hiện thủ thuật phải có đủ diện tích để thực hiện kỹ thuật chuyên môn;
đ) Trường hợp phòng khám chuyên khoa thực hiện cả hai kỹ thuật nội soi tiêu hóa trên và nội soi tiêu hóa dưới thì phải có 02 phòng riêng biệt;
e) Trường hợp khám điều trị bệnh nghề nghiệp phải có bộ phận xét nghiệm sinh hóa.
2. Trang thiết bị y tế:
a) Có đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở;
b) Riêng cơ sở khám, điều trị bệnh nghề nghiệp ít nhất phải có bộ phận xét nghiệm sinh hóa;
c) Phòng khám tư vấn sức khỏe hoặc phòng tư vấn sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông không bắt buộc phải có trang thiết bị y tế quy định tại điểm a, b khoản này nhưng phải có đủ các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông, thiết bị phù hợp với phạm vi hoạt động đăng ký.
d) Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.
3. Nhân lực:
a) Mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có một người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật và trưởng các khoa chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở.
– Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gồm nhiều chuyên khoa thì chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với ít nhất một trong các chuyên khoa lâm sàng mà cơ sở đăng ký hoạt động.
– Có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc có thời gian trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng. Việc phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được thể hiện bằng văn bản;
– Là người hành nghề cơ hữu tại cơ sở.
b) Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, các đối tượng khác làm việc trong cơ sở nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Căn cứ vào phạm vi hoạt động chuyên môn, văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận đào tạo và năng lực của người hành nghề, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phân công người hành nghề được thực hiện các kỹ thuật chuyên môn bằng văn bản.
4. Hồ sơ cần cung cấp cho Luật Huy Hoàng để xin giấy phép phòng khám tư nhân ngoài giờ
Chứng chỉ hành nghề của bác sỹ
Giấy xác nhận quá trình thực hành (theo mẫu của Luật Huy Hoàng)
Hợp đồng rác thải (Luật Huy Hoàng hỗ trợ hoàn thiện)
Hợp đồng lắp đặt hệ thống nước thải đối với các loại hình phòng khám cần phải có hệ thống nước thải (Luật Huy Hoàng hỗ trợ hoàn thiện)
5. Các công việc Luật Huy Hoàng hỗ trợ để xin giấy phép phòng khám tư nhân ngoài giờ
Tư vấn các quy định của pháp luật liên quan đến thủ tục xin giấy phép phòng khám
Hỗ trợ setup cơ sở vật chất đảm bảo đúng quy định của pháp luật
Soạn thảo hồ sơ xin giấy phép theo quy định
Hỗ trợ liên hệ các bên cung ứng hệ thống nước thải, dịch vụ thu gom rác thải để hoàn thiện Hợp đồng rác thải và nước thải
Đại diện nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước
Xử lý các vấn đề phát sinh nếu có trong quá trình thực hiện thủ tục
Tư vấn tiếp đoàn thẩm định
Đại diện nhận kết quả giấy phép phòng khám
Bàn giao kết quả cho khách hàng
Tư vấn các quy định của pháp luật có liên quan sau khi được cấp phép và hoạt động trên thực tế
Trên đây là bài viết về tư vấn thủ tục xin giấy phép kinh doanh phòng khám, Luật Huy Hoàng hy vọng rằng bài viết này sẽ mang đến cái nhìn rõ hơn đến với bạn về thủ tục xin giấy phép kinh doanh phòng khám tư nhân ngoài giờ và chúng tôi cũng sẽ rất vui nếu được hỗ trợ tư vấn bạn về nhu cầu này trong tương lai.
Bài viết có liên quan:
>>>> Tư vấn thủ tục xin giấy phép kinh doanh phòng khám