Đóng

Lĩnh vực tư vấn

DỊCH VỤ THỦ TỤC MỞ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

17Th1

DỊCH VỤ THỦ TỤC MỞ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Phòng khám đa khoa là một trong các hình thức tổ chức của cơ sở khám chữa bệnh được ghi nhận tại Khoản 1 Điều 48 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 (LKBCB 2023). Do vậy, phòng khám đa khoa để có thể hoạt động cần phải được cấp phép hoạt động theo đúng quy định pháp luật. Hãy cùng Luật Huy Hoàng tìm hiểu ngay sau đây.

– Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023

– Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh

– Thông tư 32/2023/TT-BYT hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh

2. Điều kiện về quy mô, cơ cấu tổ chức phòng khám

– Có từ ba chuyên khoa trở lên trong đó có tối thiểu hai trong bốn chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi; có bộ phận cận lâm sàng (xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh); có phòng cấp cứu, phòng tiểu phẫu (nếu thực hiện tiểu phẫu), phòng lưu người bệnh;

– Trường hợp phòng khám đa khoa đáp ứng đủ điều kiện tương ứng với các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác quy định tại Điều 39 Nghị định 96/2023/NĐ-CP (trừ hình thức tổ chức bệnh viện) thì được bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn tương ứng với hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.

3. Điều kiện về cơ sở vật chất, nhân sự

3.1. Cơ sở vật chất:

– Có địa điểm cố định đáp ứng các quy định của pháp luật về: an toàn chịu lực, phòng cháy và chữa cháy, kiểm soát nhiễm khuẩn, bảo vệ môi trường, an toàn bức xạ (nếu có); bảo đảm đủ điện, nước phục vụ hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

– Có biển hiệu, có sơ đồ và biển chỉ dẫn đến các khoa, phòng, bộ phận chuyên môn, hành chính;

– Trường hợp có thêm cơ sở không cùng trong khuôn viên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải đáp ứng các điều kiện cụ thể đối với từng hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Điều 39 Nghị định 96/2023/NĐ-CP.

– Các phòng khám trong phòng khám đa khoa phải đáp ứng các yêu cầu diện tích như sau:

+ Phòng cấp cứu có diện tích tối thiểu 12 m2;

+ Phòng lưu người bệnh có diện tích tối thiểu 15 m2; có tối thiểu từ 02 giường lưu trở lên, nếu có từ 03 giường lưu trở lên thì diện tích phải bảo đảm tối thiểu 05 m2 trên một giường bệnh;

+ Các phòng khám chuyên khoa có diện tích tối thiểu 10 m2;

+ Trường hợp có thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật thì ngoài phòng khám chuyên khoa phải có thêm phòng để thực hiện kỹ thuật, thủ thuật có diện tích tối thiểu 10 m2; nếu có thực hiện kỹ thuật vận động trị liệu thì phòng để thực hiện kỹ thuật, thủ thuật phải có diện tích tối thiểu 20 m2.

– Có khu vực tiệt khuẩn để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt khuẩn lại hoặc có hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để tiệt khuẩn dụng cụ.

– Trường hợp thực hiện chế biến, bào chế thuốc cổ truyền thì phải đáp ứng tiêu chuẩn chế biến, bào chế thuốc cổ truyền theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

– Có hộp cấp cứu phản vệ và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa phù hợp với các chuyên khoa thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám.

– Có thiết bị y tế phù hợp với danh mục chuyên môn kỹ thuật và phạm vi hoạt động đăng ký.

3.2. Điều kiện về nhân sự:

– Có đủ người hành nghề theo quy mô, danh mục kỹ thuật và đạt tỷ lệ người hành nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế (bao gồm cả người hành nghề đã được cơ quan cấp phép thuộc lực lượng vũ trang nhân dân cấp giấy phép hành nghề nhưng không tiếp tục làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân và vẫn tiếp tục sử dụng giấy phép hành nghề đã được cấp);

– Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là người hành nghề toàn thời gian của cơ sở và có phạm vi hành nghề phù hợp phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở, có thời gian hành nghề ở phạm vi đó tối thiểu 36 tháng, trừ trường hợp người hành nghề có chức danh là lương y, người có bài thuốc gia truyền, người có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gồm nhiều chuyên khoa thì giấy phép hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải có phạm vi hành nghề phù hợp với một trong các chuyên khoa mà cơ sở đăng ký hoạt động;

– Người phụ trách bộ phận chuyên môn, đơn vị chuyên môn của cơ sở phải có giấy phép hành nghề phù hợp với chuyên khoa đó và phải là người hành nghề toàn thời gian tại cơ sở;

– Người hành nghề phải được phân công công việc đúng phạm vi hành nghề được cấp có thẩm quyền phê duyệt

4. Hồ sơ mở phòng khám đa khoa

Để mở phòng khám đa khoa nhanh, trọn gói bạn cần chuẩn bị những tài liệu sau đây và cung cấp cho Luật Huy Hoàng để chúng tôi hỗ trợ các công việc xin giấy phép:

Hồ sơ cần thiết khi bạn xin giấy phép kinh doanh
HỒ SƠ MỞ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA NHANH, TRỌN GÓI

– Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động (Luật Huy Hoàng hỗ trợ soạn thảo);
– Bản kê khai cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự (Luật Huy Hoàng hỗ trợ soạn thảo);
– Danh sách người đăng ký hành nghề (Luật Huy Hoàng hỗ trợ soạn thảo);
– Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn (Luật Huy Hoàng hỗ trợ soạn thảo);
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với công ty) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (đối với hộ kinh doanh);
– Chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn và các nhân sự làm việc tại phòng khám;
– Giấy xác nhận quá trình thực hành của người chịu trách nhiệm chuyên môn;
– Hợp đồng rác thải (Luật Huy Hoàng hỗ trợ hoàn thiện nếu khách hàng chưa có).
– Hợp đồng lắp đặt hệ thống xử lý nước thải (Luật Huy Hoàng hỗ trợ hoàn thiện nếu khách hàng chưa có).

Chú ý: Theo quy định mới hiện nay khi các phòng khám khi nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lần đầu sẽ đồng thời phải nộp luôn cả hồ sơ phê duyệt danh mục kỹ thuật, hồ sơ phê duyệt sẽ kèm theo gồm:
– Đơn đề nghị phê duyệt danh mục kỹ thuật;
– Hồ sơ năng lực;
– Biên bản họp hội đồng chuyên môn;
– Danh mục kỹ thuật đề nghị phê duyệt.

Ngoài ra đối với từng trường hợp cụ thể của từng người chịu trách nhiệm chuyên môn, hồ sơ sẽ có phần khác nhau, chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể cho từng trường hợp, ví dụ như:

– Bác sĩ chịu trách nhiệm chuyên môn đã nghỉ hưu;

– Bác sĩ có CCHN do Sở Y tế tỉnh thành khác cấp và muốn mở phòng khám ở tỉnh thành mới.

– Bác sĩ đã thuộc trường hợp quá 02 năm không hành nghề liên tiếp trên thực tế.

– Bác sĩ đang làm việc trong Bệnh viện nhà nước, Bệnh viện tư nhân, Phòng khám tư nhân mà muốn mở Phòng khám riêng cho mình.

5. Dịch vụ mở phòng khám đa khoa nhanh, trọn gói của Luật Huy Hoàng

Đến với Luật Huy Hoàng bạn sẽ được tư vấn đầy đủ các quy định của pháp luật liên quan đến dịch vụ mở phòng khám đa khoa một cách nhanh chóng, đội ngũ chuyên môn nắm vững các quy định của pháp luật, giàu kinh nghiệm thực tế với các công việc và chi phí trọn gói mà chúng tôi hỗ trợ bao gồm:

Tiết kiệm với dịch vụ tại luật Huy Hoàng
Dễ dàng kinh doanh nếu có giấy phép phòng khám

– Tư vấn đầy đủ quy định của pháp luật về thủ tục mở phòng khám.
– Hỗ trợ soạn thảo đầy đủ thành phần hồ sơ theo đúng quy định.
– Hướng dẫn chuẩn bị cơ sở vật chất để buổi thẩm định đạt kết quả tốt nhất, hỗ trợ setup cơ sở vật chất đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
– Đại diện xử lý các vấn đề phát sinh nếu có trong quá trình thực hiện thủ tục.
– Hỗ trợ khách hàng hoàn thiện Hợp đồng rác thải và Hệ thống xử lý nước thải.
– Tư vấn cho khách hàng các quy định của pháp luật trong quá trình phòng khám hoạt động trên thực tế sau khi có giấy phép hoạt động về các vấn đề: quảng cáo, phê duyệt danh mục kỹ thuật…

Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc hỗ trợ, bạn có thể liên hệ ngay với Luật Huy Hoàng để được tư vấn chi tiết.

Trên đây là bài viết về Dịch vụ thủ tục mở phòng khám đa khoa nhanh, trọn gói, Luật Huy Hoàng hy vọng rằng bài viết này sẽ mang đến cái nhìn rõ hơn đến với bạn về thủ tục mở phòng khám và chúng tôi cũng sẽ rất vui nếu được hỗ trợ tư vấn bạn về nhu cầu này trong tương lai.

LUẬT HUY HOÀNG
● 📞 Điện thoại: 0944580222
● 📧 Email: tuvan@luathuyhoang.vn
● 🌐 Website: https://luathuyhoang.vn/
● 🏘️ Địa chỉ:  Tầng 2, LK05 – Khu đô thị 54, ngõ 85 Hạ Đình, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội